1.6 Thay đổi một biến

Thay đổi giá trị biến
Tôi đã nói với các bạn là máy vi tính chỉ là 1 cái máu tính bỏ túi siêu cấp. Điều này có nghĩa là nó phải có khả năng cho phép chúng ta thực hiện những phép toán giống như 1 cái máy tính bỏ túi trên máy vi tính. Chúng ta sẽ sử dụng đến các biến.
Bắt đầu bằng việc làm sao để thay đổi giá trị của 1 biến. Chúng ta dùng phép toán  để thực hiện việc thay đổi này. Nếu tôi có 1 biến kiểu int và tôi muốn thay đổi giá trị của nó, tôi sẽ viết tên biến theo sau là phép toán= và cuối cùng là giá trị mới của biến. Người ta gọi đó là phép gán (affectation).
1.// khai báo biến soNguyen và gán giá trị bằng 0;
2.int soNguyen=0;
3.// gán cho biến số nguyên giá trị bằng 5;
4.soNguyen = 5;
Bạn cũng có thể gán giá trị của 1 biến cho 1 biến khác 
1.// khai báo 2 biến giá trị khác nhau
2. int soNguyen1 = 0, soNguyen2 = 4;
3.// gán giá trị của soNguyen2 cho soNguyen1;
4. soNguyen1 = soNguyen2;
Nếu bạn muốn đổi ngược lại thì đổi ngược lại dòng 4 thôi :)
Và giờ hãy chạy thử đoạn code này nào
Chạy song bạn sẽ biết kết quả :) tự viết mới thấm nên đừng ttrachs mình không show code nhé ;)
Lưu ý : !Giá trị của soNguyen2 không hề thay đổi. Hãy nhớ rằng khi thực hiện phép gán, chỉ có toán tử bên trái dấu = là bị thay đổi.
Chiếc máy để tính toán cơ bản
Cùng bắt đầu với phép toán cơ bản nhất :  phép cộng. Các bạn sẽ không quá ngạc nhiên nếu tôi dùng dấu + chứ?
Ohh thì ra nó cũng đơn giản quá nhỉ 
Và kết quả của bạn đây
Vậy thì với các phép toán đơn giản nó cũng có vẻ không khó lắm nhỉ :)
với cái bảng này thì bạn có thể có các phép tính cơ bản rồi , Nhưng có 1 thắc mắc?
Modulo là phép toán gì? Tôi chưa bao giờ được học cả !
Ồ, tôi chắc hẳn là bạn đã học nó rồi. Có thể là dưới 1 cái tên khác, ví dụ như "chia lấy dư", vv... Nếu các bạn vẫn không thể nhớ ra, tôi sẽ nhắc lại 1 tí. Lấy ví dụ phép toán 13 chia cho 4. Hãy coi như là bạn chưa học phân số hay số thực gì cả, vậy thì phép toán này sẽ có kết quả là thương là 3 và dư là 1 vì 13 = 4 x 3 + 1. Vậy thì phép toán modulo của chúng ta sẽ trả về kết quả là 1 vì đây là số dư trong phép chia này.
! Phép toán này chỉ tồn tại cho số nguyên
1 phép toán khác cũng cần các bạn chú ý, đó là phép chia. Phép chia sẽ cho kết quả khác nhau khi toán tử là số thực và khi toán tử là số nguyên. Ví dụ cụ thể là 5.0 / 3.0 = 1.6666 trong khi 5 / 3 = 1. Khi thực hiện chia số nguyên, kết quả bạn nhận được sẽ chỉ là phần nguyên của kết quả thực tế (trong ví dụ, phần nguyên của 1.6666 là 1). Đây là 1 cái bẫy rất dễ mác phải nên cần chú ý.
Vậy là song cơ bản rồi bạn hãy thử tạo các phép toán phức tạp hơn thử nhé :)
Bài tập nho nhỏ
Chúng ta giờ đã có đủ nguyên liệu để viết 1 chương trình nho nhỏ rồi. Các bạn có còn nhớ bên trên chúng ta đã yêu cầu máy tính tính tổng của 2 số chứ ? Sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta cho phép người dùng lựa chọn 2 số mà họ muốn tính tổng, đúng không? Vậy thì đề bài của chúng ta là hãy yêu cầu người dùng nhập vào 2 số mà họ muốn tính tổng, sau đó in kết quả ra màn hình.
Tôi sẽ giúp các bạn nhưng trước khi đọc hướng dẫn cũng như kết quả bên dưới, hãy thử tự viết đoạn mã của bạn đã. Sau đó rồi hãy đem so sánh với hướng dẫn của tôi. Đây mới là cách học hiệu quả nhất.
Trước tiên, luôn xác định xem mình cần những biến nào trong chương trình?
? Chúng ta cần gì ở đây nhỉ ?
Cần ít nhất 2 biến hãy lấy biến a,b như ví dụ trên
Gợi ý vậy nhé hẹn gặp lại vào bài viết sau :)
Previous
Next Post »
Thanks for your comment